Pages

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam có thể trở thành "vịnh tránh bão”?

Đại biểu Hà Sỹ Đồng tham gia thảo luận tại Nghị trường.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng tham gia thảo luận tại Nghị trường.

Phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Nghị trường Quốc hội, Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng, ngành du lịch đang đối mặt với sự thách thức từ sự giảm tốc nhanh của khách du lịch quốc tế, sâu xa hơn, đó là tác động của chiến tranh thương mại đến nhu cầu của thị trường Trung Quốc, thị trường lớn thứ 2 về hàng hóa và lớn nhất về du lịch của Việt Nam.

"Đây sẽ là rủi ro không chỉ cho năm 2018 mà còn cho cả các năm tiếp theo", ông Đồng nhận định.

Đại biểu Đồng cũng nhấn mạnh đến yếu tố bên ngoài có tầm ảnh hướng rất lớn đối với chúng ta, đó là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang tiếp tục leo thang. Xâu chuỗi các sự kiện kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự liên quan đến Mỹ - Trung cho thấy cuộc chiến Mỹ - Trung đã bộc lộ một bản chất là một cuộc đối đầu chiến lược, không phải thuần túy về thương mại.

"Như vậy, chúng ta cần xác định rõ đây là cuộc chiến tổng lực lâu dài đối với cả hai bên, cả về thương mại kinh tế nói chung, cả về an ninh, quân sự và đối ngoại. Việt Nam với vị thế đặc biệt là sát cánh và còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Cả Mỹ và Trung Quốc hiện là hai thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất, nhì của Việt Nam", ông Đồng nhấn mạnh.

Trong khi đó, vấn đề biển Đông được vị đại biểu đánh giá là đầy phức tạp và nhạy cảm nên sẽ chịu tác động rất lớn bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dễ thấy ngay là chịu sự rủi ro cao về thương mại, về tiền tệ và dòng vốn.

"Tất nhiên, Việt Nam cũng có thể có cơ hội nhận được nhiều hơn các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, đón được một phần dòng vốn FDI đang rời khỏi Trung Quốc để né thuế, tức là có thể trở thành vịnh tránh bão trong cuộc chiến này thay vì chỉ chịu tác động tiêu cực", ông nói.

Ông Đồng cho rằng, đây là thời điểm đặc biệt nhạy cảm, đòi hỏi chính sách ngoại giao của Việt Nam phải hóa giải được tình thế lưỡng nan cũng như chớp được cơ hội, đồng thời tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro, mối nguy tiền ẩn này.

Nói về nội dung này, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không chỉ là câu chuyện của tranh chấp thương mại nữa mà còn là những cuộc tranh chấp lớn về những vị trí trong bản đồ chính trị thế giới và câu chuyện của địa chính trị, những vấn đề lớn của chính trị đối ngoại.

"Vì vậy, có rất nhiều hệ lụy nhưng Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này. Các bộ, ngành có liên quan cũng đã có nghiên cứu và có sự phối hợp thường xuyên để báo cáo đầy đủ, kịp thời cho Chính phủ", Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, trong điều hành thường xuyên cũng như các chiến lược sắp tới thì đều đã có những khuyến nghị và có những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chúng ta triển khai trong thời gian tới, khai thác tốt những cơ hội và hạn chế những nguy cơ, những tác động tiêu cực và hệ lụy của nó ảnh hưởng tới quan hệ đối ngoại cũng như thương mại quốc tế những vấn đề khác nhạy cảm hơn.

Còn theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM), khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra trong năm 2018 đã tác động đến thị trường tiền tệ quốc tế, nhiều đồng tiền trên thế giới mất giá từ 10-20%, nhưng ở Việt Nam thấy tỷ giá biến động nhẹ và được kiểm soát trong phạm vi chúng ta cho phép. Bên cạnh đó vấn đề về môi trường cũng được quan tâm chặt chẽ, tỷ lệ hộ nghèo giảm, nhờ vậy mà Tổ chức WEB khi đánh giá về yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam thì đánh giá điểm rất cao là 75 điểm so với 12 yếu tố chỉ có 58 điểm.

"Tình hình kinh tế thế giới trong thời gian tới, tôi thấy còn rất nhiều phức tạp và có rất nhiều rủi ro, diễn biến khó lường và ngay đầu tháng 10 Tổ chức IMF đã cắt dự báo về tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới 0,2%, dự báo trước đây là 3,9% bây giờ chỉ còn là 3,7%. Với một độ mở kinh tế là trên 200% thì tôi nghĩ rằng chúng ta chắc chắn sẽ bị những thách thức nhất định từ những biến động kinh tế thế giới", ông nói.

Do đó, ông Ngân cho rằng, điều quan trọng hiện nay là chúng ta cần phải nhìn nhận lại đâu là nguyên nhân chính dẫn đến thành công ở nước ta trong năm 2018, để từ đó giúp chúng ta thực hiện được kế hoạch kinh tế - xã hội ở giai đoạn 2016 - 2020.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban dân nguyện cho rằng, cần tăng cường công tác dự báo tình hình trên tất cả các lĩnh vực trong và ngoài nước. Trong đó, chú ý nhất là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra, nhằm tranh thủ thời cơ, tận dụng tối đa các cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế của Việt Nam, đó là nông sản, thủy sản, gỗ, sản phẩm từ gỗ, rau quả, v.v...

"Bên cạnh đó, sẵn sàng đưa ra các giải pháp hạn chế những thách thức có thể xảy ra đối với nền kinh tế mà nhất là các vấn đề có liên quan đến xuất, nhập khẩu và dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc và tỷ giá. Nếu chúng ta dự báo tốt thì sẽ làm giảm thiệt hại cho nền kinh tế mà trực tiếp sản xuất ra hàng hóa là người nông dân. Bên cạnh đó, còn tránh được tình trạng được mùa mất giá cũng như giải cứu các mặt hàng ở lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian vừa qua", ông Hải nhấn mạnh.

Phương Dung

0

Hàng triệu tỷ đồng đầu tư công: "Gần như không có câu trả lời hiệu quả thấp hay cao"

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Như Mai (Hà Nội).
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Như Mai (Hà Nội).

Góp ý kiến tại phiên thảo luận sáng 29/10 về một số nội dung liên quan tới ngân sách và đầu tư công, đại biểu Vũ Thị Như Mai - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội cho biết, hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết về đầu tư công trung hạn, tổng mức đầu tư 2 triệu tỷ đồng cho 9.620 dự án.

Tuy nhiên, theo đại biểu, thực tế, ở địa phương có rất nhiều dự án tại địa phương dở dang, thiếu vốn. Trong khi đó, vốn trái phiếu chính phủ khoảng 200.000 tỷ đồng hiện được phân bổ theo cách "mỗi địa phương được phân bổ 1 dự án". So với các nước, số lượng dự án của Việt Nam là rất lớn.

"Kinh nghiệm của các nước chỉ tập trung vào các dự án có tính lan tỏa, không ở đâu mỗi tỉnh có một dự án. Như tại Australia các dự án dùng vốn Nhà nước đều là dự án lớn, chỉ tập trung đầu tư vào 4 dự án sân bay; còn ở Hàn Quốc trong số hơn 20 dự án lớn thì 2/3 là vốn từ tư nhân. Mong muốn của các địa phương là chính đáng, cần thiết, nhưng trong bối cảnh nguồn lực khó khăn, nợ công, bội chi lớn, bắt buộc chúng ta phải chọn tập trung, không dàn trải", bà Mai nhấn mạnh.

Đại biểu thành phố Hà Nội cho rằng, công bằng không có nghĩa là cào bằng, có trọng tâm không có nghĩa là chỉ một số dự án, một số địa phương được chú trọng đầu tư. Theo đó, bà đề xuất dự án cần có sự liên kết của nhiều địa phương, để lan tỏa. Đồng thời, cần nâng cao công tác quy hoạch cũng như xem lại hiệu quả đầu tư của các dự án đã hoàn thành.

Một bất cập cũng được nữ đại biểu này đề cập là hiện chưa có đánh giá nào về hiệu quả đầu ra dự án dù đến hết năm 2018 đã có 6.290 dự án hoàn thành.

"Nếu xét kết quả đầu ra không phải dự án nào cũng hiệu quả. Gần như chúng ta không có câu trả lời về sự hiệu quả cao, thấp hay không hiệu quả của số dự án này. Ngay từ khi lựa chọn dự án thì phải đánh giá đầu ra và hiệu quả. Cần phải tăng cường công tác giải trình và giám sát. Việc đánh giá những bất cập ngày hôm nay là tạo tiền đề cho những bước hiệu quả trong thời gian tới", bà Mai nói.

Bà Mai đề xuất cần sớm hoàn thành tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu ra; ngay khi lựa chọn dự án cần làm rõ kết quả đầu ra gắn với nguồn lực đầu tư...

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình cho rằng, báo cáo Chính phủ cần thống kê vừa qua bao nhiêu dự án đầu tư công hiệu quả, dự án nào thua lỗ... nhằm xác định trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý nghiêm, tránh thất thoát vốn Nhà nước.

Ông Phương cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ phải rà soát lại quy định pháp luật. "Nếu Luật có điểm nào chưa hợp lý làm chậm tiến độ thực hiện dự án thì cần nghiên cứu sửa. Chẳng hạn, phân giao dự án đất thuộc nông, lâm trường thì không nên đấu thầu; phân định rõ dự án nào phân giao cho tỉnh, phần nào là Chính phủ quyết...", ông nói.

"Tình trạng lò đang nóng, văn bản pháp luật chồng chéo thì sửa ngay để tạo nguồn thu quốc gia, đẩy nhanh tiến độ dự án, tránh ứ đọng vốn, có tiền mà không tiêu được", ông Phương nhấn manh.

Thảo luận về vấn đề này, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, giải ngân đầu tư công vừa qua vẫn chậm dần đều do hiện vẫn chưa có tiêu chí xác định, phân loại dự án nào được đưa vào lĩnh vực ưu tiên, hay dự án nào được ưu tiên đưa vào danh mục đầu tư...

"Chính phủ cần công bố tiêu chí xếp hạng ưu tiên, như vậy mới tránh tình trạng phân bổ vốn đầu tư tràn lan, sẽ không còn tranh luận nên rót vốn vào nhà hát 1.500 tỷ hay bệnh viện như vừa qua", ông Cường nói.

Còn theo Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đăk Nông) đánh giá, cân đối ngân sách trung ương hiện còn khó khăn, tỷ lệ bội chi ngân sách còn ở mức cao.

"Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo về khả năng cân đối nguồn vốn, sau đó mới đảm bảo tổng mức đầu tư công trung hạn không vượt kế hoạch 20.000 tỷ đồng. Những công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ khả năng thiếu vốn là khá rõ ràng, khi không phát hành được 60.000 tỷ đồng trái phiếu, mà vay nước ngoài phải có công trình cụ thể, có kế hoạch", ông Giang nói.

Đại biểu nhấn mạnh việc giữ kỹ luật, kỷ cương ngân sách Nhà nước. Theo đó, thời gian đầu tư công trung hạn còn hơn 2 năm, có thể có những vấn đề cấp bách, bất khả kháng phát sinh, nên cần có phần dành lại.

Phương Dung

0

Sôi động làn sóng khởi nghiệp, officetel lên ngôi

Giới khởi nghiệp săn đón officetel

Trong một báo cáo về các bất động sản “lai” năm ngoái, Jones Lang Lasalle (JLL) Việt Nam nhấn mạnh, loại hình sản phẩm này đang dần trở thành điểm sáng trên thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam. Được xem như hình thức cải tiến sản phẩm của các nhà phát triển dự án nhằm mục đích tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư, bởi thế những sản phẩm BĐS “lai”, đơn cử như officetel thường đạt tỷ lệ bán cao ngay khi vừa ra mắt.

Vì sao các BĐS “lai”, cụ thể là officetel có sức hút đáng kể? JLL Việt Nam nhìn nhận, officetel với đặc điểm diện tích nhỏ, đòi hỏi khoản đầu tư thấp khiến cho các chủ đầu tư sẵn sàng mở rộng danh mục. Trên thị trường cho thuê, officetel có hai lợi thế: diện tích căn nhỏ hơn căn hộ và địa chỉ có thể đăng ký giấy phép kinh doanh, trong khi địa chỉ của căn hộ truyền thống không thể thực hiện tương tự. Bên cạnh đó, phí dịch vụ và phí quản lý của officetel thấp hơn trong các tòa nhà văn phòng.

Những yếu tố này đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu là các công ty start-up và khách thuê có ngân sách hạn chế hoặc muốn tiết giảm tối đa chi phí như những công ty nước ngoài cần nghiên cứu thị trường trước khi đi đến quyết định đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Officetel – sản phẩm được tích hợp cùng lúc hai công năng: nơi ở và văn phòng làm việc.

Thực tế cho thấy, khách hàng của mô hình văn phòng chia sẻ (co-working space) hay officetel thường là đối tượng có công việc độc lập, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử, dịch vụ… Ngoài ra, thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, Việt Nam có khoảng 3.000 startup đang hoạt động, ước 50% trong số đó tập trung ở TP.HCM - trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất nước, có phong trào khởi nghiệp rầm rộ và luôn nằm trong TOP 3 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều này phần nào giải thích vì sao mô hình BĐS tích hợp “2 trong 1” như officetel còn nhiều dư địa phát triển.

Do là mô hình BĐS non trẻ, chỉ mới phát triển mạnh trong hơn hai năm trở lại đây khi làn sóng startup trỗi dậy nên nguồn cung sản phẩm officetel còn hạn chế. Theo JLL, từ dưới 2.000 căn năm 2014, đến cuối quý III/2017, thị trường TP.HCM cũng chỉ đón hơn 8.000 căn office-tel. Và báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đồng thời cho biết, 9 tháng đầu năm 2018 có gần 400 căn office-tel gia nhập thị trường, con số này quá nhỏ so với nguồn cung hơn 40.000 căn hộ thương mại được giới thiệu trong cùng thời điểm. Chuyên gia của JLL Việt Nam dự báo, nguồn cung căn hộ officetel trong vòng 12 tháng tới tại TP.HCM đạt khoảng 1.000 - 1.300 căn.

Nguồn cung hạn chế, nhu cầu cao, nhưng theo giới đầu tư BĐS Sài thành, không phải officetel nào cũng đạt tỷ lệ lấp đầy cao mà phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vị trí dự án.

Golden King - vị trí vàng cho giới khởi nghiệp

Theo khảo sát thực tế của chúng tôi đối với các dự án có officetel trên địa bàn TP.HCM, bên cạnh khu vực trung tâm (CBD) thì các officetel nằm ở những quận tập trung dân cư đông đúc, môi trường sống hiện đại như Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) đang là điểm thu hút giới khởi nghiệp.

Là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của cả nước, với quy hoạch bài bản, tích hợp đầy đủ nhiều tiện ích từ y tế, thương mại, vui chơi giải trí đến trung tâm triển lãm, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là nơi được nhiều công ty, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đặt văn phòng như Unilever, Manulife, Vinamilk… Hơn nữa, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng cũng kết nối dễ dàng với Khu công nghiệp – đô thị cảng Hiệp Phước, Khu chế xuất Tân Thuận - nơi tập trung nhiều công ty công nghệ, điện tử lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc… Do vậy, officetel nơi đây thích hợp cho doanh nghiệp nhỏ, các startup vốn có nhu cầu là nhà cung ứng dịch vụ thuê ngoài cho những công ty lớn trong nước lẫn quốc tế.

Khu phức hợp cao cấp retail - officetel - office Golden King do Công ty CP Đầu tư Phát triển Bất động sản Đông Dương đầu tư và DKRA Vietnam phân phối độc quyền.

Với lợi thế sở hữu 3 mặt tiền đường, trong đó có đường Nguyễn Lương Bằng, một trong những trục giao thông huyết mạch tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu phức hợp cao cấp retail - officetel - office Golden King do Công ty CP Đầu tư Phát triển Bất động sản Đông Dương đầu tư và DKRA Vietnam phân phối độc quyền đang trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư BĐS và cả các doanh nghiệp nhỏ muốn tìm kiếm địa điểm thích hợp, với giá thành vừa phải để sinh sống và đặt văn phòng. Dự án chỉ cách Trung tâm Triển lãm Sài Gòn SECC, hồ Bán Nguyệt, Trung tâm thương mại Crescent Mall… chưa đầy 5 phút di chuyển.

Golden King có quy mô 2.775 m2 với 22 tầng bao gồm 3 tầng văn phòng, 5 tầng thương mại dịch vụ chuẩn quốc tế và 374 căn hộ officetel có diện tích từ 31 - 253 m2. Tòa nhà được thiết kế nhiều tiện ích nội khu nổi bật như camera giám sát 24/24, hệ thống thẻ từ, phòng họp, khu ẩm thực, công viên, phòng gym… Hiện tại, Golden King đang trong quá trình hoàn thiện để sẵn sàng bàn giao, đi vào hoạt động từ quý IV/2018.

0

Cà Mau khẩn trương kiểm tra việc thương lái mua lá nhàu tươi bất thường

Theo Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, theo phản ánh của người dân trên phương tiện thông tin đại chúng những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng thương lái thu mua lá nhàu tươi và thân cây nhàu với giá khá cao.

Bên cạnh đó, một số người ở địa phương khác đến tỉnh Cà Mau thuê đất trồng cây nhàu và bán cây nhàu giống, nhàu cao sản.

Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Công thương, UBND các địa phương khẩn trương điều tra, khảo sát tình hình trên và báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 31/10/2018.

Người dân đang phơi lá nhàu tươi. (Ảnh: CTV)
Người dân đang phơi lá nhàu tươi. (Ảnh: CTV)

Theo ghi nhận của PV Dân trí, khoảng một tuần nay, người dân tại xã Tân Lộc (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) rất bất ngờ trước việc có cơ sở thu mua lá nhàu tươi. Việc thu mua này khiến một số người dân tại xã và các địa bàn lân cận thi nhau hái lá nhàu tươi để bán.

Qua tìm hiểu của PV, trái nhàu tươi ở đây được thu mua với giá 15.000 đồng/kg, còn lá nhàu tươi được mua với giá 4.000 đồng/kg. Theo người dân địa phương, khoảng 10kg lá nhàu tươi khi phơi khô sẽ còn 1kg lá nhàu khô.

“Trái nhàu tươi được thu mua sau đó bán cho thương lái xuất đi Hàn Quốc, Đài Loan, dùng để làm thuốc. Còn lá nhàu thì trước nay chưa nghe có thể làm thuốc trị bệnh, việc họ mua rồi xuất đi đâu và để làm gì thì không ai biết. Chính vì vậy, có thể sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro”, một chủ thu mua trái nhàu tươi đánh giá.

Ông Nguyễn Văn Toàn- Chủ tịch UBND xã Tân Lộc cho biết, trên địa bàn xã có 8 đại lý thu mua trái nhàu. Trong tuần vừa rồi xã phát hiện có trường hợp thu mua lá nhàu.

“Trước mắt xã đã trao đổi với các đại lý đây là vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến kinh tế, khuyến cáo không nên thu mua lá nhàu. Xã cũng đang phối hợp với các ngành chức năng địa phương để kiểm tra, báo cáo cấp trên có hướng xử lý nhằm tránh gây ra những thiệt hại cho người dân”, ông Toàn thông tin.

Giang Hải Yến

0

Nhà Cường đô la bất ngờ “trúng lớn”

​Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai đã áp sát mức trần phiên 2/10
​Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai đã áp sát mức 2 usd con heo trần phiên 2/10

Đà tăng mạnh thiết lập cuối phiên giao dịch sáng đã không thể giữ được trong phiên chiều 2/10. sức ép chốt lời đã khiến VN-Index thu hẹp đà tăng. Chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam kết phiên tại 1.018,79 điểm, ghi nhận tăng 5,91 điểm ứng 0,58%.

Tình trạng rưa rứa cũng xảy ra trên sàn Hà Nội. HNX-Index mất 0,52 điểm tương ứng 0,45% còn 115 điểm.

Trong khi trên sàn HSX có tới 180 mã giảm so với 119 mã tăng thì HNX cũng có 76 mã giảm so với 79 mã tăng.

Phiên này, nhóm cổ phiếu bất động sản nhìn chung tăng giá tích cực, trong đó phải kể đến VIC, VHM và QCG. VIC tăng tới 3.500 đồng đã kéo VN-Index tăng 3,47 điểm.

QCG bữa nay cũng tăng rất mạnh 550 đồng/cổ phiếu tương ứng 6,5% lên 9.050 đồng, áp sát mức giá trần. Với diễn biến giá cổ phiếu trên sàn, gia đình ông Nguyễn Quốc Cường - Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó giám đốc điều hành của Quốc Cường Gia Lai có thêm hơn 78 tỷ đồng.

Hiện gia đình ông Cường đang sở hữu hơn 141,84 triệu cổ phiếu QCG. Trong đó, cá nhân ông Cường chỉ sở hữu 537.500 cổ phiếu của doanh nghiệp mang tên mình.

Khối lượng cổ phiếu mà em gái ông Cường là bà Nguyễn Ngọc Huyền My sở hữu lên tới 39.384.970 cổ phiếu. Bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành sở hữu 101.922.260 cổ phiếu QCG.

ngoại giả, VN-Index cũng đang nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ BID, GAS, VCB, SAB… Trong đó, BID đóng góp cho chỉ số tới 1,54 điểm, GAS đóng góp 1,13 điểm.

Cổ phiếu ngành hàng không ngoại trừ SAS tăng nhẹ 100 đồng, đa số diễn biến không mấy tích cực. VJC mất tới 3.500 đồng, HVN mất 1.600 đồng; NTC và NAS đều rơi vào dạng sụt giảm.

Ngoài VJC, việc HPG, PLX, BVH, VPB, VRE giảm giá cũng đã tác động bị động tới thị trường chung.

Thanh khoản thị trường phiên bữa nay tăng đột biến với hơn 18.000 tỷ đồng đổ vào mua cổ phiếu. Trong đó, trên HSX, giá trị giao dịch khoảng 4.800 tỷ đồng nếu không tính giao dịch thỏa thuận trị giá tới 11.000 tỷ đồng tại MSN.

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 7 trên HSX với giá trị 10.339 tỷ đồng, tụ hợp tại MSN, DHG và GEX. Các cổ phiếu có giá trị bán ròng cao nhất là VJC, DXG và PVD. Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 2 với giá trị 15 tỷ đồng.

Mai Chi

0

copyright © . all rights reserved. designed by Color and Code

grid layout coding by helpblogger.com